Sáng kiến lọc dầu Dung Quất - BSR

Giải pháp sử dụng dầu VGO để đảm bảo ổn định vận hành phân xưởng RFCC ở công suất cao là nỗ lực đột phá trong năm 2023, góp phần giúp BSR tăng sản lượng, tăng doanh thu và lợi nhuận, đáp ứng nhu cầu xăng dầu trong nước cũng như tăng nguồn thu ngân sách.

 8
Sáng kiến lọc dầu Dung Quất - BSR
Giải pháp sử dụng dầu VGO để đảm bảo ổn định vận hành phân xưởng RFCC ở công suất cao là nỗ lực đột phá trong năm 2023, góp phần giúp BSR tăng sản lượng, tăng doanh thu và lợi nhuận
Mỗi nhà máy lọc dầu (NMLD) được thiết kế riêng để phù hợp với từng loại dầu thô. Ở nước ta, có hai nhà máy lọc hóa dầu, nhưng mỗi nhà máy lại được thiết kế đẻ phù hợp vớ mỗi loại dầu thò khác nhau. Nếu NMLD Nghi Sơn được thiết kế để sử dụng dầu nhập khẩu từ Trung Đông thì NMLD Dung Quất được thiết kế để vận hành 100% dầu thô từ mỏ Bạch Hổ do Việt Nam khai thác.
 
Đây là mỏ dầu được xem là có chất lượng tốt và giá trị cao hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, trữ lượng và sản lượng khai thác dầu thô mỏ Bạch Hổ ngày càng sụt giảm theo thời gian, dẫn đến tỷ lệ chế biến tại NMLD Dung Quất giảm đáng kể. Hiện nay chỉ còn chiếm khoản 40%. Như vậy, để đủ nguyên liệu cho nhà máy vận hành tối đa công suất. Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) buộc phải mua bổ sung lượng lớn dầu thô ở trong hoặc ngoài nước. 
  
Ghi chú:
Chưa cập nhật tin Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) ký hợp đồng mua dầu thô Bạch Hổ trong 3 năm tới. Theo đó, ngày 21/6/2024, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) và Liên doanh Việt-Nga (Vietsovpetro), Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) đã tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng nguyên tắc cung cấp dài hạn dầu thô Bạch Hổ cho NMLD Dung Quất giai đoạn 2024-2027. Việc ký kết này có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất của BSR trong 3 năm tới bởi lượng dầu thô từ mỏ Bạch Hổ chiếm khoảng 30% nguyên liệu đầu vào của NMLD Dung Quất.
  
Bài toán đặt ra lúc này là phải nhập loại nguyên liệu nào để phù họp với nhà máy vốn đã được thiết kế chỉ phù hợp vận hành mỏ dầu Bạch Hồ. Theo phân tích của các chuyên gia, kỹ sư BSR, dầu thô bổ sung trong và ngoài nước chứa nhiều thành phần cần loại bỏ mới có thể phù hợp với thiết kế của NMLD Dung Quất.
 
Qua nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia BSR nhận thấy, tỷ lệ chế biến VGO tối đa cho phép lên đến 20% thể tích. Sau khi đã làm chủ công nghệ, ngày 24/12/2022, BSR nhập lô hàng VGO đầu tiên có khối lượng hơn 51.000 tấn và chế biến thành công tại phân xưởng RFCC. Thành công của giải pháp đã mở ra triển vọng lớn cho cơ hội nhập và chế biến các nguồn nguyên liệu bổ sung cho NMLD Dung Quất, giúp khai thác tối đa công suất khả dụng của phân xưởng RFCC lên đến 110%, đem lại hiệu quả rất cao cho BSR. 
 
Việc sử dụng loại nguyên liệu mới này càng tối ưu hơn khi thuế nhập khẩu VGO được áp dụng 0% từ ngày 01/01/2023. Trong năm 2023, BSR đã chế biến khoảng 240.000 tấn VGO, tương đương 7% công suất phân xưởng RFCC, lợi nhuận thu được từ 8 - 20 USD/ thùng tùy từng thời điểm, tương úmg 13,5 - 34 triệu USD/năm. Tiếp nối thành công, BSR tiếp tục lập kế hoạch mua và chế biến dầu VGO liên tục với tỷ lệ cao trong năm 2024 đẻ khai thác tối đa công suất khả dụng của phân xưởng RFCC (110%). 
 
BSR đánh giá, giải pháp sử dụng dầu VGO để đảm bảo ổn định vận hành phân xưởng RFCC ở công suất cao là nỗ lực đột phá trong năm 2023, góp phần tăng sản lượng, tăng doanh thu và lợi nhuận, đáp ứng nhu cầu xăng dầu trong nước cũng như tăng nguồn thu ngân sách. Qua đó, thể hiện được sức mạnh tập thể, trí tuệ sáng tạo của người lao động BSR, tạo tiền đề phát triển mạnh mẽ và bền vững trong tương lai.

Nguồn: Báo Công Thương số 64 ra ngày 27/5/2024 trang 12

Files