Cấu trúc GDP của Việt Nam: 2010 - 2023

Công nghiệp chế biến, chế tạo lớn nhưng chưa mạnh. Giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo mà nền kinh tế Việt Nam nhận được ngày càng nhỏ đi. Điều đó cho thấy tình hình sản xuất của nhóm ngành này ngày càng mang nặng tính gia công, lắp ráp một cách toàn diện hơn. Bài viết được trích từ bài báo: Phân tích thay đổi cấu trúc GDP của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2023 của tác giả Bùi Trinh trong tạp chí Thời báo kinh tế Sài Gòn số ra ngày 18/01/2024 trang 16-17.

 20
Cấu trúc GDP của Việt Nam: 2010 - 2023
Phân tích thay đổi cấu trúc GDP của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2023

Kết quả tính toán từ bảng cân đối liên ngành của Việt Nam cho thấy, tỷ lệ gia tăng thêm so với giá trị sản xuất chung của nền kinh tế đều sụt giảm trong giai đoạn 2016 - 2023 so với giai đoạn 2007 - 2015. Đặc biệt là ở nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khi ngành này có chỉ số lan tỏa và độ nhạy đối với nền kinh tế thấp và ngày càng thấp.

Kết quả tính toán từ mô hình cân bằng tổng thể còn cho thấy xuất khẩu tuy làm tăng giá trị sản xuất nhưng lan tỏa đến giá trị gia tăng giảm và quan trọng hơn là lan tỏa đến nhập khẩu tăng rất mạnh. Với cấu trúc ngành như vậy, chứng tỏ hiệu quả sản xuất của ngành sản xuất vật chất của Việt Nam ngày càng kém. Sản xuất dù nhiều, xuất khẩu dù nhiều nhưng phần Việt Nam nhận được ngày càng ít. 

... việc công nghiệp hóa theo hướng phát triển rộng, thay vì, đi vào chiều sâu có thể chỉ làm đất đai bị sử dụng không hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên mất đi và môi trường bị hủy hoại. Hơn nữa với cấu trúc kinh tế này khi tham gia hội nhập càng sâu thì càng bộc lộ nhiều điểm yếu.

Trích trong bài: 

Phân tích thay đổi cấu trúc GDP của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2023 của tác giả Bùi Trinh trong tạp chí Thời báo kinh tế Sài Gòn số ra ngày 18/01/2024 trang 16-17.

Ở một góc nhìn khác, chuyên gia kinh tế Đỗ Hòa (thành viên hội đồng cố vấn Harvard Bussiness Review) đánh giá về bản chất xuất siêu của Việt Nam năm 2023. Theo đó, phần lớn xuất siêu đến từ khu vực FDI (với mức thặng dư 46,6 = 256,9 - 210 tỷ USD) trong khi khu vực kinh tế trong nước là thâm  hụt 21,7 tỷ USD (95,55 - 117,29). Trong chuỗi sản xuất của khu vực FDI, doanh nghiệp và người lao động Việt Nam chủ yếu tham gia ở khâu gia công, nhận mức giá trị thấp, dù có xuất siêu thì nền kinh tế Việt Nam không được hưởng lợi nhiều, cũng như về lâu dài thì thành tích xuất siêu này cũng không mang tính bền vững. 

Ngoài ra, xét riêng khu vực kinh tế trong nước tỷ lệ giảm trong nhập khẩu lớn hơn trong xuất khẩu. Thực tế là đa phần kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam là nguyên vật liệu cho ngành sản xuất, vậy nên nếu kim ngạch nhập khẩu giảm sẽ ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu sắp tới.

Dù nền kinh tế tám năm liên tiếp thặng dư thương mại nhưng khối doanh nghiệp trong nước luôn trong tình trạng nhập siêu. Điều này phản ánh năng lực sản xuất, năng lực công nghệ của khu vực kinh tế nội địa. Chính sách trải thảm đỏ thu hút FDI, nếu không nâng cao được hàm lượng công nghệ, tạo nền tảng để sản xuất trong nước hướng tới, bắt kịp sẽ khiến các doanh nghiệp nội địa gánh thêm một sức ép khác. 

Trích theo bài viết: Bản chất của thành tích xuất siêu 28,3 tỷ đô trên báo Kinh tế Sài Gòn ra ngày 18/01/2024 trang 21.