Bài 2: xác định mức cản/hỗ trợ
Bản chất giá không thể mãi di chuyển theo một chiều. Mà theo đó giá ban đầu sẽ di chuyển theo một chiều, sau đó đảo chiều và di chuyển theo hướng ngược lại trong một khoảng thời gian. Tiếp đến quay trở lại và tiếp tục xu hướng ban đầu. Đây là cơ sở xác định các Fibonacci đảo chiều (Retracements, Extensions) và Fibonacci phát triển (Projections, Expansions) từ các mức cản/hỗ trợ của một xu hướng giá.
Ở bài 1, chúng ta đã tìm hiểu và biết cách xác định các điểm sóng cao/thấp. Trong quá trình xác định, chúng ta chỉ nên xét các điểm sóng gần về phía xu hướng hiện tại và có thể bỏ qua các điểm sóng trung gian. Chúng ta cũng có thể sử dụng các khung thời gian dài hơn để xác định các điểm sóng. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là cần bao nhiêu sóng để xác định các mức cản hoặc hỗ trợ. Trả lời câu hỏi này, mời các bạn tiếp tục tìm hiểu bài 2 về các loại Fibonacci nhé. Trong phân tích kỹ thuật, Fibonacci có thể được chia thành 4 loại: Retracements, Extensions, Projections và Expansions.
Các loại Fibonacci
Xuất phát từ thực tế các xu hướng giá không bao giờ lên thẳng hoặc xuống thẳng liên tục. Xu hướng giá ban đầu sẽ di chuyển theo một chiều, tiếp đến sẽ hồi về và di chuyển theo hướng ngược lại trong một khoảng thời gian. Sau đó quay trở lại và tiếp tục xu hướng ban đầu. Đây là tính chất thoái lui (Retracements, Extensions) và phát triển (Projections, Expansions) của một xu hướng giá theo chiến lược giao dịch Fibonacci .